- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Suy nghĩ sai thường gặp trong điều trị insulin ở bệnh nhân đái tháo đường là gì?
Thiết bị “tụy nhân tạo” cho người bị đái tháo đường type 1
Những loại trái cây và rau quả tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường
Thừa cân khiến bệnh đái tháo đường type 2 thêm nặng
Người bị mù do biến chứng võng mạc đái tháo đường gia tăng
Suy nghĩ sai phổ biến về điều trị insulin
1. Quản lý bệnh không tốt mới phải tiêm insulin
Đái tháo đường là bệnh tiến triển theo thời gian, kể cả khi bạn kiểm soát bệnh tốt, bạn vẫn cần phải thay đổi liều lượng, loại thuốc hoặc tiêm insulin để mức đường huyết được ổn định.
2. Tiêm insulin gây tổn hại tới cơ thể
Bởi vì insulin thường được đưa vào máu qua hình thức tiêm, nhiều người lo sợ sẽ đau đớn và gây tổn thương cho cơ thể. Tuy nhiên, mũi tiêm được sử dụng trong điều trị insulin có kích thước rất nhỏ nên bạn sẽ không cảm thấy khó khăn khi tiêm.
3. Có thể bị dị ứng với insulin
Một số người bệnh lo bị dị ứng hoặc có phản ứng xấu với insulin. Tất nhiên, phản ứng dị ứng với insulin có thể xảy ra nhưng hiếm, chiếm khoảng dưới 2% trường hợp.
4. Insulin gây tăng cân
Một số người lại có mối quan tâm lớn về việc tăng cân trong điều trị bằng insulin. Trên thực tế, khẩu phẩn trong các bữa ăn mới làm bạn tăng cân, không phải insulin. Hãy nói chuyện với bác sỹ về một chế độ dinh dưỡng và cách thức luyện tập hợp lý nếu đó là nghi ngại lớn nhất của bạn.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường lo ngại điều trị bằng insulin sẽ gây tăng cân
Những lưu ý khi điều trị insulin
Thông thường, bác sỹ sẽ giúp bạn xác định lượng insulin mà cơ thể cần. Hầu hết mọi người bắt đầu tiêm insulin ít nhất một mũi mỗi ngày. Nhiều người cần hai mũi, trong khi những người khác có thể cần ba, thậm chí bốn mũi. Một số người dùng thuốc đái tháo đường và một số thì không.
Nếu bạn được chỉ định điều trị bằng insulin, bạn cần phải hiểu rõ loại insulin đang dùng, đó là insulin tác dụng nhanh, tác dụng ngắn, tác dụng tầm trung, tác dụng kéo dài hay thuộc dạng hỗn hợp pha sẵn. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng và thích hợp cho những trường hợp nhất định. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên là cách tốt nhất để biết việc điều trị bằng insulin có hiệu quả hay không.
Đôi khi, bạn sẽ cần phải điều chỉnh thói quen điều trị insulin. Chẳng hạn, nếu bạn đang bị bệnh, bạn có thể cần phải tăng liều insulin vì bệnh tật có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Tập thể dục cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu insulin của bạn, do đó kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập luyện là điều rất quan trọng.
Bệnh nhân tập thể dục với cường độ cao có thể xin ý kiến bác sỹ về việc giảm liều lượng insulin nhằm tránh trường hợp đường trong máu xuống quá thấp. Các dấu hiệu của hạ đường huyết bao gồm: Cảm giác quay cuồng chóng mặt, đói, vã mồ hôi, ớn lạnh, nhịp tim nhanh...
Hạ đường huyết có thể gây nguy hiểm và bạn sẽ cần ăn một số loại thực phẩm chứa đường hoặc uống thuốc viên nén glucose để lượng đường trong máu trở lại phạm vi an toàn.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn